Khám phá ẩm thực
Thưởng thức những món ngon của Sơn La
Tỉnh Sơn La là khu vực tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nên cũng là nơi có nền ẩm thực khá phong phú với hương vị thơm ngon đặc trưng không trộn lẫn với những vùng đất khác. Các món ăn đều được lấy từ cây rừng, từ ao vườn, ruộng đồng qua được chế biến bởi bàn tay khéo léo của người dân bản địa đã trở thành những món đặc sản khó quên.
> Xem thêm: Cách mua ve may bay di da nang tại dat ve re
Pa pỉnh tộp (cá nướng gập)
Pa pỉnh tộp là một món ăn khá cầu kỳ, được chuẩn bị cẩn thận từ nguyên liệu đến thanh tre nướng, món ăn này chứa đựng biết bao tình cảm, sự khéo léo của người Thái. Lên vùng Tây Bắc, nếu có cơ hội thưởng thức món cá nướng gập, du khách sẽ khó lòng quên được hương vị độc đáo này.
Món cá nướng gập hấp dẫn của Sơn La. (Ảnh: dacsanthonque)
Để có được món pa pỉnh tộp ngon, người ta cần đến rất nhiều các loại gia vị như gừng, xả, ớt tươi, rau mùi, rau thơm, hành tươi, húng…và tất nhiên không thể thiếu hạt mắc khén, một loại gia vị đặc trưng của núi rừng Tây Bắc.
Cá dùng để nướng có thể là cá chép, cá trắm hoặc cá trôi. Cá sau khi bắt về được mổ dọc sống lưng, để nguyên nội tạng và tẩm ướp các loại gia vị cho ngấm đều. Sau đó người ta gập đôi cá lại, cho vào một đoạn tre để kẹp chặt rồi nướng trên than củi đã hồng.
Người nướng cá đòi hỏi phải có tay nghề khéo lép để cho cá chín mà không bị ám khói mà vẫn giữ được hương vị tự nhiên. Ăn pa pỉnh tộp đúng vị phải kèm một chút xôi nếp chấm với chẩm chéo, thêm chút rượu ngô cay cay, tê tê. Món ăn này sẽ khiến những thực khách khó tính nhất “phải lòng” ngay từ miếng đầu tiên.
Nậm pịa
Nếu như người Mông nổi tiếng với đặc sản thắng cố thì người Thái lại được biết đến với món nậm pịa.
Không phải ai cũng ăn được nậm pịa. (Ảnh: luonlo)
Nguyên liệu của món nậm pịa bao gồm tiết bò hoặc tiết dê để đông, đuôi, dạ dày, cuống tim và nhất định không thể thiếu một thứ nước sền sệt từ bên trong ruột non của con bò gọi là “pịa”. Sau khi ninh xương và lục phủ ngũ tạng lên để lấy nước, sau đó họ đổ pịa vào, có nơi còn cho thêm chút mật bò. Tất cả các nguyên liệu được băm nhỏ, trộn kèm rau thơm, bột mắc khén, tỏi, ớt, mùi tàu… rồi đun sôi lên đến khi sánh, sền sệt lại là được.
Nậm pịa sau khi chế biến xong thương có màu nâu không được bắt mắt, mùi khí chịu và vị khá đắng. Chính vì vậy không phải du khách nào cũng có thể thưởng thức những món ăn này. Nhưng nếu ai có đủ can đảm để thử thì sẽ cảm nhận được mùi thơm của mắc khén, vị ngọt của thịt, xương và vị đắng của pịa. Ai ăn được nậm pịa sẽ rất thích vì vị đắng dịu nơi cuống lưỡi. Món nậm pịa thường ăn kèm với rau chuối và bạc hà.
> Liên hệ mua ve may bay di phu quoc để có cơ hội khám phá những điểm đến thú vị và hấp dẫn tại đảo ngọc xinh đẹp này
Ốc Suối Bàng
Vào mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 8, khu vực Suối Bàng lại bắt đầu xuất hiện ốc đá. Những tháng còn lại trong năm chúng vùi mình trong lớp lá dày hoặc nằm im dưới đất. Ốc đá thường chỉ có ở những khu rừng rậm, nhiều cây cối, ẩm thấp. Được thưởng thức món ốc Suối Bàng béo ngậy trong ngày rét mướt thì không gì tuyệt bằng.
Món ốc Suối Bàng với hương vị rất riêng. (Ảnh: huongrungtaybac)
Món ốc đá luộc của người Sơn La được chế biến rất đơn giản nhưng vị ngon ngọt của nó sẽ khiến người ăn một lần nhớ mãi. Những con ốc béo ngậy khều ra quệt qua tí nước chấm bỏ vào miệng thấy cay cay đầu lưỡi, ốc chạm vào răng lại thấy giòn giòn. Ăn ốc đá nên nhai chậm và kỹ mới thấm được vị mát lành, vị thơm độc đáo. Ngoài ra, ốc đá còn có thể chế biến thành nhiều món khác như nấu canh, làm gỏi cũng rất hấp dẫn.
Nộm da trâu
Do da trâu rất dày, cứng và dai nên chúng thường được sử dụng để làm mặt trống. Tuy nhiên, ở mảnh đất Sơn La, da trâu lại là một món đặc sản vô cùng lạ miệng và độc đáo.
Ít ai nghĩ da trâu cũng có thể trở thành đặc sản. (Ảnh: dacsantaybac)
Những người phụ nữ Thái có cách làm mềm da trâu đó chính là hơ qua lửa rồi ngâm với nước lã. Sau khi đủ độ, với con dao thật sắc, họ dùng hết sức để thái mỏng miếng da. Lúc này, miếng da trâu dày bịch, thô kệch ban đầu trở nên hấp dẫn với màu vàng của quả chanh Tây, bên trong là màu vàng nhạt, cắn thử lại thấy sần sật, giòn giòn, khá vui miệng.
Cũng giống như nhiều món nộm khác của người Thái, nộm da trâu cần gia giảm thêm nhiều gia vị và chút hạt mắc khén đặc trưng. Sự đặc biệt của món ăn này chính là vị chua chua, thanh thanh của nước măng chứ không phải của chanh hay giấm.
Cháo mắc nhung
Quả mắc nhung - là một loại quả màu xanh thuộc họ với cà chua nhưng chỉ bé bằng hạt đu đủ chín, quả này có vị cay, đắng ngọt và rất phổ biến ở Sơn La. Sau mùa gặt, loại quả gieo vãi trên nương này bắt đầu chín mọng. Các bà, các mẹ chỉ việc hái về rửa sạch rồi đem chế biến món ăn.
Hãy thưởng thức cháo mắc nhung nếu có cơ hội. (Ảnh: quanngonhanoi)
Cháo mắc nhung ngon do được nấu bằng loại gạo tẻ thơm, nước ninh xương và xương sườn lợn nướng hoặc thịt băm. Cháo được nấu đến khi gần nhuyễn thì mới cho mắc nhung vào cùng một chút gừng, xả và quấy đều cho đến khi được một nồi cháo sánh. Nồi cháo sôi lục bục trên bếp than đỏ lửa, chỉ chờ khi mâm rượu đã chống chếnh là được múc ra bát sì sụp vừa thổi vừa ăn. Món cháo mắc nhung thơm nồng, đặc sánh, vị thơm ngầy ngậy, đắng đắng rất lạ miệng nhưng ngon.
> Đặt mua ve may bay di han quoc và bạn sẽ có cơ hội khám phá những điểm đến thú vị và hấp dẫn tại nơi đây