Khám phá ẩm thực
10 đặc sản làm quà tặng nổi tiếng của Việt Nam
Việt Nam là một trong những quốc gia có nền ẩm thực vô cùng đa dạng và phong phú với vô vàn đặc sản trên khắp mọi miền đất nước. Dưới đây là 10 đặc sản nổi tiếng, rất thích hợp để làm quà tặng cho người thân sau mỗi chuyến hành trình.
> Xem thêm: Cách mua ve may bay di phu quoc gia re
1. Chè Shan tuyết Suối Giàng (tỉnh Yên Bái)
Nếu có dịp đến với Suối Giàng chắc chắn mọi du khách đều ấn tượng những cây chè Shan Tuyết to lớn, phần thân nhuộm màu trắng mốc, uốn lượn nhiều cành. Chè Shan Tuyết ở đây búp to, phủ một lớp lông tơ mịn như nhung, trắng như tuyết.
Để có được ấm chè Shan Tuyết thơm hương, đậm vị và nước màu vàng óng, người dân ở Suối Giàng thường dùng loại ấm đất nung già và nước trên núi chảy về đun sôi đủ độ. Sau khâu tráng chè là chế nước sôi vào đầy ấm để bọt trào ra ngoài, đậy nắp lại chờ chừng 10 phút. Chè được rót làm hai lượt để các chén có màu và vị như nhau.
2. Bánh đậu xanh Hải Dương (tỉnh Hải Dương)
Bánh đậu xanh là một thức quà quen thuộc, được sản xuất từ bột đậu xanh nguyên chất, đường trắng tinh luyện và dầu thực vật.
Thưởng thức bánh đậu xanh Hải Dương cũng là cả một nghệ thuật, người ăn phải chầm chậm cho từng miếng một vào miệng, để từng miếng bánh tan vào trong miệng mới cảm nhận hết được vị ngon của bánh. Thêm một chén trà nóng bạn sẽ thấy bánh thật ngậy và thơm ngon, mát dịu.
3. Kẹo Mè xửng (tỉnh Thừa Thiên - Huế)
Kẹo mè xửng được làm từ 2 thành phần đó chính là mè (vừng) và xửng (cách hoán đường thành chất dẻo cô đặc). Những chiếc mè xửng có độ dẻo đến mức có thể cuộn tròn hoặc bẻ gập thanh kẹo, nhưng bỏ tay ra nó lại trở về tư thế ban đầu. Có rất nhiều loại mè xửng như mè xửng giòn, thành phần bột đậu nhiều hơn, đường ít hơn, được bọc ngoài một lớp bánh đa nướng, ăn giòn tan trong miệng. Mè xửng gương, giơ lên ngắm thấy trong suốt như gương. Mè xửng đen gồm toàn vừng đen bùi và bổ…
4. Tỏi Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi)
Tỏi Lý Sơn là một giống tỏi quý ở Việt Nam, nó được trồng trên đất đảo Lý Sơn - vùng đất được hình thành do quá trình hoạt động núi lửa và sự bồi đắp của cát biển, đá san hô biển tạo nên. Sự đặc biệt về thổ nhưỡng và kinh nghiệm truyền thống bao đời từ khi khai sinh vùng đất đảo đã làm cho tỏi Lý Sơn có hương vị riêng và đặc biệt.
> Liên hệ dai ly eva air để mua ve may bay di my gia re
5. Rượu Bàu Đá (tỉnh Bình Định)
Rượu Bàu Đá nổi tiếng được tạo nên bởi sự cộng hưởng của nhiều nhân tố. Đầu tiên đó là sự thừa hưởng dòng nước ngọt ngào của ngọn nguồn sông Kôn, được ủ lạnh, lọc trong từ những hộc đá ngầm. Tiếp đến là sự khéo léo, cần mẫn của con người vùng “đất võ trời văn”. Sự cộng hưởng giữa thiên nhiên và tài hoa con người đã tạo nên thứ rượu đậm đà.
6. Yến Sào (tỉnh Khánh Hòa)
Từ lâu yến xào đã được xếp vào hàng “cao lương mỹ vị”. Tổ yến có vị ngọt, tính bình, có tác dụng dưỡng âm, bổ phế, tiêu đàm, trừ ho định suyễn. Dùng trong các chứng ho hen, khái huyết, suy nhược cơ thể. Ngoài ra, tổ yến còn dùng để tiềm với táo tàu, hạt sen, hoài sơn, nhân sâm, đương quy, kỷ tử… làm thuốc bổ dưỡng cho người già yếu.
7. Cà phê Buôn Mê Thuột (tỉnh Đắk Lắk)
Nếu có dịp đến với thành phố Tây Nguyên, đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức hương vị cà phê đậm chất Ban Mê. Chỉ cần nhấp thử 1 ngụm thôi là bạn đã chẳng thể nào quên được vị thơm lừng, khác biệt. Tuy nhiên, theo những người sành điệu uống cà phê Buôn Ma Thuột thì rang xay chế biến cà phê thủ công vẫn có hương vị hấp dẫn hơn cả.
8. Sâm Ngọc Linh (tỉnh Kom Tum)
Sâm Ngọc linh hay sâm Việt Nam là loại nhân sâm thứ 20 được tìm thấy trên thế giới. Theo các nghiên cứu, sâm Ngọc linh chứa nhiều hợp chất quý có tác dụng tốt với sức khỏe con người và được đánh giá còn có nhiều tác dụng hơn cả nhân sâm Triều Tiên. Nhân sâm Ngọc Linh, có thể cầm máu, lành vết thương, làm thuốc bổ, chưa bệnh sốt rét, đau bụng, phù thũng. Đặc biệt, nhân sâm Ngọc Linh có tính năng mà nhân sâm Triều Tiên không có đó là tính kháng khuẩn, chống trầm cảm, giảm lo âu, chống oxi hóa, hiệp lực tốt với thuốc kháng sinh và thuốc trị bênh tiểu đường.
9. Mật Ong Gia Lai ( tỉnh Gia Lai)
Mật ong Gia Lai đặc trưng bởi vị ngọt thanh, màu vàng óng ánh trong suốt đặc quánh, độ kết dính cao, có mùi thơm có màu vàng nhạt trông rất trong; Có vị ngọt tinh khiết, không bị kết tinh; Không bị nhiễm bất kỳ loại kháng sinh nào.
> Cách mua ve may bay di ba lan để có cơ hội khám phá những địa danh xinh đẹp và nổi tiếng của nơi đây
10. Tôm khô (tỉnh Cà Mau)
Tôm khô của Cà Mau thường làm bằng phương pháp thủ công phơi nắng, lột vỏ. Tôm khô có màu đỏ hồng tự nhiên, thịt tôm khô và dẻo, có vị ngọt đậm đà, không có mùi nồng. Để làm nên những con tôm khô ngon phải tuân thủ các nguyên tắc nhất định, khâu luộc tôm được xem là quan trọng nhất, quyết định đến chất lượng tôm khô. Tỷ lệ muối trong khi luộc là yếu tố quyết định, phải là người có kinh nghiệm thì sản phẩm làm ra mới vừa ăn mà vẫn giữ được hương vị của tôm.